NHÓM I: TIỀN TỆ
Phần lớn các đồng tiền này được tạo ra với mục đích sử dụng như tiền tệ, gồm các mục đich khác nhau như phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ hay thước đo giá trị. Trong đó Bitcoin là dự án đầu tiên, các dự án sau này đều dựa trên nền công nghệ của Bitcoin để cải thiện giao thức. Có thể chia nhóm này thành 3 nhóm nhỏ hơn gồm:
Nhóm giao thức lớp nền: Bitcoin, NEM, Decred, QTUM, Litecoin, NXT, Ark, Waves…
Nhóm thanh toán: Stellar, Ripple, Cardano, Request Network, Metal, Interleger…
Nhóm giao dịch ẩn danh: Dash, Zcash, Monero, Smartcash, CoinJoin, Deep Onion, Spectrecoin, PIVX, Zcoin, ZEN, Verge…
Dự án thuộc nhóm này thường là các dự án có vốn hóa, an toàn cho việc đầu tư lâu dài. Giá trị của các đồng tiền ở nhóm này nằm ở niềm tin của cộng đồng tin rằng nó có giá trị. Nếu niềm tin bị mất thì giá trị nó sẽ về không. Do đó khuyến cáo các nhà đầu tư nên chọn những đồng tiền có cộng động mạnh được nhiều công ty hỗ trợ thanh toán. Riêng với Cardano, Qtum, Waves, các đồng tiền này sẽ tích hợp hợp đồng thông minh trong tương lai gần nên nó sẽ thuộc cả 2 nhóm tiền tệ và công cụ phát triển. Đối với nhóm một, thì các đồng NEM, Qtum, Litecoin, Ark, Waves là những đồng còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong năm 2018.. Đối với nhóm hai, Stellar, Request Network là 2 dự án còn nhiều khả năng tăng trưởng, Ripple không còn nhiều tiềm năng trong năm 2018. Đối với nhóm ẩn danh, Zcash, Monero, Dash là những đồng tiền an toàn để nắm giữ lâu dài, Deep onion, Spectrecoin, Zen, Zcoin là những đồng còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng.
NHÓM II: CÔNG CỤ PHÁT TRIỂN
Các dự án thuộc phần này sử dụng chủ yếu bởi các lập trình viên trong việc xây dựng các nền tảng/ứng dung phân quyền. Để người dùng có thể tương tác trực tiếp với blockchain thông qua giao diện ứng dụng thì các thiết kế đều phải hướng tới giải quyết khả năng mở rộng của hệ thống. Do đó các dự án trong mục này chủ yếu xoay quanh việc giải quyết vấn đề mở rộng và khả năng hoạt động liên mạng (interoperability). Những thành quả trong các hoạt động này là phần quan trọng của việc phát triển Web.
Các dự án thuộc nhóm này có tính ứng dụng cao, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tồn tại của hệ sinh thái. Do đó tôi đánh giá các dự án này sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2018. Các dự án thuộc mục này không có tính đối chọi với nhau mà bổ sung với nhau để tạo thành hệ sinh thái hoàn chính. Như ETH phát triền hợp đồng thông minh, Truebit tăng tốc độ tính toán, ZeppenlOs tăng tính bảo mật, Matterum đảm bảo tranh chấp. Nhóm này có thể chia thành các nhóm sau.
Nhóm hợp đồng thông minh: EOS, Tezos, Lisk, Ethereum, NEO, Rootstock (phát triển hợp đồng thông minh cho Bitcoin), Hyperledger, Boscoin… Nhóm này trong năm 2018, dự kiến NEO và ETH sẽ hai đồng tiền có mức tăng đột phá.
Nhóm giải quyết vấn đề Scaling: Truebit (ETH), Raiden (ETH), Lighting network (BTC), Plasma (ETH), Trinity (NEO)… nhóm này có mục đích có mục đich tăng tốc độ giao dịch của các nền tảng sẵn có chỉ có Raiden và Trinity là phát hành ICO.
Nhóm Oracles: Oraclize, Mobius, Chainlink… Nhóm này giải quyết vấn đề kết nối giữ liệu từ bên ngoài vào hợp đồng thông minh. Đây là điều cực kì quan trong để mang công nghệ blockchain vào cuộc sống. Lấy ví dụ bạn tham gia mua bảo hiểm hàng không nếu hàng không lỡ chuyến hoặc thì bạn sẽ được đền bù tiền. Công ty bảo hiểm sẽ thiết lập hợp đồng thông minh. Dự liệu các chuyến bay sẽ đi qua hệ thống Oracle kích hoạt hợt đồng thông minh tự thanh toán tiền cho bạn. Mobius và Chainlink đều là 2 đồng tiền đáng đầu tư.
Nhóm bảo mật: Các đại diện tiêu biểu của nhóm này gồm có Quantstamp và Gladius. Dự án Quantstamp là dự án hỗ trợ kiểm tra các hợp đồng thông minh, Gladius là dự án về chống tấn công DDoS. Cả hai dự án đều còn nhiều tiềm năng.
Nhóm pháp lý: Argello, Kleros,… dự án thuộc nhóm này giải quyết các vấn về về phát lý. Đáng chú ý nhất là Argello, dự án về hợp đồng thông minh có sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Hoạt động liên mạng (interoperability): Nhóm này có chức năng kết nối các mạng blockchain. Dự án còn nhiều tiềm năng tăng trưởng gồm Aion, Wanchain, ICX…
Nhóm coin sử dụng công nghệ chu trình không tuần tự: Gồm IOTA, Byteball, Oyster pearl, XRB… nhóm này cũng đáng đầu tư dài hạn.
Nhóm công cụ phát triển được dự đoán là nhóm đáng đầu tư năm 2018. Nhà đầu tư đài hạn nên tập trung vào nhóm này.
NHÓM III: FINTECH.
Các dự án trong mục này rất dễ hiểu. Khi chúng ta tương tác với nhiều giao thức và ứng dụng khác nhau (chẳng hạn như trong các ứng dụng ở mục II trên) mà mỗi giao thức lại có cryptocurrency riêng của mình do đó bạn phải tương tác với nhiều hệ thống kinh tế khác nhau.Trong một hệ thống kinh tế có nhiều loại tiền tệ, tức nhiều đơn vị tính, thì cần thiết phải có một công cụ để đơn giản hoá việc chuyển đổi giá trị từ đơn vị này sang đơn vị kia từ đó hỗ trợ khả năng thanh khoản và đầu tư trong nền kinh tế đó. Nhóm này có thê chia thành các nhóm nhỏ.
Các sàn giao dịch phân tán: Các ứng dụng này giúp việc sử dụng và trao đổi các token dễ dàng hơn trong thời điểm các token nở rộ không ngừng đến mức không thể đếm nổi. Nhờ đó cuối cùng chúng ta sẽ chỉ cần đến một vài token để trao đổi nhiều token không thể nhớ nổi khác. Đó là một lợi ích của các sàn giao dịch phân cấp. Nhóm này cũng có tiềm tăng trưởng tốt với Kyper Network, Omise, 0x, Bitshares là những dự án an toàn cho đầu tư dài hạn.
Bảo hiểm: Dự án nhóm này mong muốn ứng dụng công nghệ blockchain vào ngành bảo hiểm gồm Insurance X, Chain that…
Cho vay: Các dự án nổi bât gồm có ETHLend, Salt, wetrust, Exilir, Fintrux… Dự án Wetrust, Exilir và Fintrux sẽ là 3 dự án còn nhiều tiềm năng tăng nhất.
Đầu tư: Nhóm này gồm có các dự án Inconomi, cindicator… các dự án này đều đáng đầu tư.
NHÓM IV: QUẢN TRỊ HỆ THỐNG
Việc bảo toàn hệ thống (bảo đảm sự toàn vẹn của hệ thống khỏi sự tấn công) là một lĩnh vực nữa mà tác giả cảm thấy thú vị ở thời điểm hiện tại. Trong khi công nghệ blockchain vẫn đang đương đầu với vấn đề mở rộng và năng lực hoạt động thì chính kiến trúc tạo ra sự tin cậy là nhân tố quan trọng vượt lên hơn cả 2 vấn đề trên khi chúng ta xét đến các dữ liệu quan trọng mà hiện tại chúng ta phải nhờ tới các bên thứ 3 bảo vệ hộ. Thông qua hệ thống kinh tế học xây dựng trên nền tảng blockchain (cryptoeconomics), người dùng không cần phải tin tưởng một cá nhân hay tổ chức nào hơn là tin vào việc con người sẽ hành xử một cách hợp lý khi được khích lệ (bằng kinh tế) một cách hợp lý. Bạn cứ hiểu đây là nhóm sẽ giúp đưa ra các cơ chế quản trị một nền kinh tế ảo, như quản lý danh tính, quyền biểu quyết, kết nối…
Các dự án trong nhóm này cung cấp những chức năng cần thiết để xây dựng một thế giới mà người dùng không bị bắt buộc phải tin tưởng một cá nhân hay tổ chức nào mà chỉ cần tin vào các cơ chế khích lệ được lập trình sẵn sử dụng mật mã học và các nguyên lý kinh. Nhóm này sẽ chia ra các nhóm dự án sau:
Nhóm quản lý người dùng: Blockstack, status, Fabric… dự án đáng đầu tư nhất trong nhóm này là Blockstack và Status. Dự án block stack là dự án xây dựng mạng internet phân quyền cho phép kết nối các ứng dụng Dapps. Status là dự án xây dựng nền tảng nhắn tin mã nguồn mở và trình duyệt trên điện thoại di động để tương tác với các ứng dụng phân quyền chạy trên mạng Ethereum.
Nhóm quản trị người dùng: nhóm này xây dựng cơ chế quản trị trong thế giới ảo bao gồm các dự án Aragon, Decred, Backfeed… Dự án Aragon được đánh giá là dự án có nhiều triển vọng nhất nhóm này.
Nhóm xác nhận danh tính: Nhóm này phát triển định danh điện tử giúp xác nhận danh tính cá nhân. Dự án nổi bật nhất là Civic, thekey, Selfkey…
Nhóm An Ninh: nhóm này có thể nói đến dự án Rivetz.
Nhóm đồng tiền ổn đinh: Basecoin, Nubits… các đồng tiền này có giá trị cố định dùng để quản lý rủi ro không dùng cho đầu tư
Nhóm VPN: Dự án đánh đầu tư nhất nhóm này là Substratum (Sub)
NHÓM V: TRAO ĐỔI GIÁ TRỊ
Các dự án trong nhóm này có thể được phân thành 2 mục: Có thể trao đổi được và không trao đổi được. Những thị trường cho phép người dùng trao đổi hàng hoá và dịch vụ trao đổi được sẽ biến những thứ như dung lượng lưu trữ, khả năng tính toán, kết nối internet, băng thông, năng lượng v.v. thành hàng hoá trao đổi. Các công ty bán những sản phẩm này ngày nay cạnh tranh bằng chiến lược kinh tế quy mô chỉ có thể bị thay thế bởi một chiến lược kinh tế quy mô khác. Bằng việc mở ra một nguồn cung hàng hoá tiềm năng và cho phép bất cứ ai cũng có thể tham gia vào mạng lưới (việc này sẽ trở nên dễ dàng nhờ những dự án như 1Protocol) thì chiến lược kinh tế quy mô khác đó sẽ không còn trở nên quá khó, và một lần nữa sẽ đưa các biên độ tiến về zero.
Các thị trường thuộc dạng không trao đổi được không có lợi ích như trên mặc dù chúng cho phép người cung cấp sẽ có doanh thu bằng giá cả cuối cùng của sản phẩm/dịch vụ chứ không phải giá cả sau khi đã trừ đi chi phí trung gian các kiểu (hay hiểu đơn giản hơn là cung cấp sản phẩm/dịch vụ trực tiếp đến tay người.
Phần lớn dự án trong nhóm này đều khá tốt, đáng chú ý là dự án Props, Grid+ còn khá nhiều tiềm năng do ít người biết đến.
NHÓM VI: CHIA SẺ DỰ LIỆU
Có một cách để hình dung về mô hình lớp dữ liệu chia sẻ là hệ thống Global Distribution Systems (GDS) của ngành công nghiệp vận tải hàng không. GDS là một trung tâm dữ liệu nơi tất cả các hãng hàng không sẽ đẩy dữ liệu bay lên từ đó hệ thống có thể cung cấp được thông tin điều phối tốt nhất bao gồm chặng bay và giá cả. Nhờ vào hệ thống trên mà các công ty cung cấp dịch vụ tra cứu tổng hợp cho người dùng như Kayak đã ra đời và thay thế các đại lý truyền thống. Đặc biệt những thị trường hấp dẫn nhất cho các công ty cung cấp dịch vụ cổng thông tin như thế này chính là những thị trường có nhiều rào cản để thâm nhập cạnh tranh trực tiếp tuy nhiên lại có thể dùng tiến bộ công nghệ như một chất xúc tác để thu thập thông tin, metadata liên quan cũng như nhu cầu người dùng (giống như trường hợp của GDS).
Các dự án sử dụng blockchain tạo ra doanh thu cho người dùng sẽ tạo ra một loạt các thị trường mới nơi giá trị sẽ không lọt vào các công ty môi giới thông tin mà chính là những cá nhân và tổ chức cung cấp thông tin.
Vào 2015, Hunter Walk có viết về một trong những cơ hội lớn nhất bị bỏ lỡ trong thập niên trước chính là sự thất bại của eBay trong việc mở hệ thống đánh giá uy tín của nó cho các nhà cung cấp thứ ba vốn có khả năng đưa eBay thành trung tâm của thương mại P2P. Xa hơn nữa, tác giả cho rằng tài sản giá trị nhất của eBay chính là thông tin độ uy tín được xây dựng qua một thời gian dài của hãng. Dữ liệu này sẽ giúp hãng có thể thu được nhiều phí hơn từ người dùng để đổi lại cung cấp sự an tâm khi người dùng chọn được nhà cung cấp uy tín để giao dịch. Trong giao thức blockchain dữ liệu chia sẻ, người dùng có thể lấy được thông tin này khi ứng dụng kết nối vào blockchain dữ liệu chia sẻ, giúp giảm được nhiều chi phí trung gian, tăng tự cạnh tranh và cuối cùng thúc đẩy sự sáng tạo.
Có một cách khác để mô tả về blockchain dữ liệu chia sẻ là sử dụng một công ty tập trung như Premise Datađể làm ví dụ. Công ty này tuyển nhiều nhân viên và cộng tác viên giúp thu thập dữ liệu từ hơn 30 quốc gia về mọi thứ từ cách ăn uống cho đến những nguyên liệu được dùng trong một vùng địa lý. Công ty này sử dụng máy học (machine learning) để trích xuất những đánh giá sâu sắc (insight) và sau đó bán chúng. Các dự án blockchain dữ liệu chia sẻ thay vì tìm và thuê nhân viên để đi thu thập dữ liệu sẽ cho phép bất cứ ai thu thập, chia sẻ, đánh dấu và xây dựng các mô hình dữ liệu khác nhau để trích xuất thành các đánh giá từ các dữ liệu này. Người dùng sẽ được thưởng bằng token cho việc này và token sẽ tăng giá trị vì các công ty sẽ phải sử dụng token để mua các bộ dữ liệu và đánh giá đó.
Có nhiều ý tưởng startup sử dụng những thứ tương tự như một nền tảng dữ liệu mở đã thành công vang dội (vd: Facebook, Youtube, Instagram..). Thách thức còn lại chính là sale và phát triển kinh doanh, còn về công nghệ thì đã có sẵn. Đây là cơ hội cho những ý tưởng đã không thành công trước đây khi làm dưới dạng một thực thể (mà không sử dụng blockchain dữ liệu chia sẻ).
Nhóm này các dự án Vechain, Walton, Ink, Bloom, monetha là những dự án đáng chú ý.
Nhóm VII: XÁC THỰC
Sau cùng, tiền mã hoá là một loại dữ liệu số gắn chặt với một nền tảng blockchain nhất định và các dự án trong nhóm này sử dụng những dữ liệu số này để đại diện cho hàng hoá trong thực tế (vd: vé sự kiện) hoặc dữ liệu. Khả năng bất biến của blockchain công cộng (public blockchain) giúp những người tham gia vào tự tin rằng một khi dữ liệu đã được ghi vào blockchain thì sẽ không thể bị sửa đổi bằng bất cứ cách nào và dữ liệu đó luôn sẵn sàng để tham khảo đến ở bất kỳ thời điểm nào sau này. Đó là lý do tại sao đối với những dữ liệu nhạy cảm như dữ liệu giao dịch cần được lưu trên blockchain để bảo đảm tính toàn vẹn của chúng.
Nhóm này mình đánh giá tính ứng dụng cao của dự án FACTOM, đây là khoản đầu tư dài hạn có ít rủi ro.
Nguồn: Tham khảo trên mạng